Quy trình sản xuất khô cá lóc
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
Lựa chọn cá lóc kích thước to vừa phải, dùng muối để rửa sạch nhớt trên mình cá, khử tanh và giúp cá săn chắc hơn.
Bước 2: Sơ chế cá lóc:
Rửa sạch cá lại với nước, loại bỏ nội tạng cắt cá dẹp xuống.
Ướp cá với muối để khử mùi tanh của cá.
Bước 3: Phơi cá:
Rửa sạch cá lại với nước một lần nữa
Làm ráo cá, sau đó phơi cá dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi thành cá khô.
Thời gian phơi cá khoảng 2 – 5 ngày tùy vào thời tiết và độ dày của cá.
Bước 4: Đóng gói và bán:
Cuối cùng là thu hoạch cá sau đó cho vào túi zip để bán hàng.
Cách bảo quản khô
Để khô ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Bảo quản trong hộp hoặc túi zip để tránh bụi và côn trùng
Bảo quan trong tủ lạnh ngăn mát: sử dụng 1 -3 tháng, bảo quản trong ngăn đá: sử dụng được 4 – 6 tháng
Hãy bảo quản khô đúng cách để sử dụng được lâu và đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình.
Tham khảo một số cách chế biến khô cá lóc:
Khô cá lóc trộn gỏi:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Khô
Hành tây
Xoài (muốn cho bao nhiêu tùy ý)
100g rau răm
Bắp chuối bào (có thể cho vào hoặc không)
2 muỗng nước mắm
1 muỗng canh đường
2 trái chanh
Tỏi
1/2 muỗng cà phê tiêu
Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu:
Rửa sạch khô (có thể không rửa)
Hành tây, cà rốt gọt vỏ sau đó thái sợi mỏng.
Xoài gọt vỏ sau đó bào sợi.
Rửa sạch rau răm, lặt lá.
Bắp chuối bào sợi.
Pha nước mắm chua ngọt: Cho nước mắm, đường, chanh, ớt, tỏi băm vào chén, khuấy đều cho tan.
Tiến hành trộn gỏi:
Cho vào thao, tô lớn, cho tất cả nguyên liệu vào (trừ khô) sau đó trộn đều các nguyên liệu. Rưới nước mắm đều gỏi.
Cho cá vào trộn đều nhẹ nhàng.
Thưởng thức thành quả:
Cho gỏi ra dĩa, trang trí.
Thưởng thức mồi nhậu ngon nào anh em
Khô cá lóc nấu canh chua:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Khô
Me
Cà chua
Rau thơm (rau ngò gai, rau răm, húng lủi)
(Tùy chỉnh vào khẩu phần ăn của anh em)
Gia vị: muối, đường, nước mắm, hạt nêm
Cách chế biến:
Sơ chế nguyên liệu:
Ngâm khô vào nước sôi
Me ngâm nước nóng, lọc lấy nước cốt.
Cà chua cắt múi.
Rau thơm rửa sạch, cắt nhỏ.
Ớt băm nhuyễn.
Tiến hành nấu canh
Phi thơm hành tím băm với dầu ăn, cho cà chua vào xào chín.
Cho nước me vào nồi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Khi nước me sôi, cho khô vào nấu khoảng 5 phút.
Nêm nếm gia vị lần cuối, tắt bếp.
Cho rau thơm, ớt băm vào nồi, khuấy đều.
Thưởng thức mồi nhậu:
Cho canh ra tô sau đó thương thức cùng cơm.
Khô cá lóc ngào đường:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
500g khô
300g đường
100g nước mắm
50g nước cốt chanh
50g gừng
20g ớt
10g tiêu
Cách chế biến
Sơ chế nguyên liệu:
Ngâm nước ấm cho mềm. Vớt ra để ráo nước. Xé nhỏ hoặc cắt khúc vừa ăn.
Gừng, ớt rửa sạch, băm nhuyễn.
Pha nước sốt: Cho nước mắm, đường, nước cốt chanh, gừng băm, ớt băm, tiêu vào nồi, khuấy đều cho tan.
Nấu nước sốt:
Cho dầu ăn vào chảo bật bếp. Phi thơm hành tím, tỏi băm với dầu ăn.
Cho hỗn hợp nước sốt vào chảo, nấu với lửa nhỏ cho đến khi nước sốt sệt lại.
Rim khô cá lóc:
Cho khô vào chảo nước sốt, đảo đều cho khô cá lóc thấm gia vị.
Rim khô với lửa nhỏ cho đến khi khô săn lại và nước sốt bám đều quanh cá.
Thưởng thức:
Cho ra đĩa và thưởng thức mồi nhậu ngon lành
Kết Luận:
Khô cá lóc không chỉ là món nhậu được ưa chuộng mà còn là niềm tự hào của Đồng Tháp khi sở hữu đặc sản ngon lại dễ dàng chế biến
Với quy trình sản xuất khô lâu đời, khô giữ được trọn vẹn hương vị tự nhiên thơm ngon của cá lóc tươi.
Ở trên là thông tin về quy trình sản xuất khô và cách chế biến dễ dàng, mong có thể giúp bạn hiểu hơn về ẩm thực miền Tây. Nếu anh em có nhu cầu thưởng thức mồi nhậu khô cá miền Tây hãy sử dụng và để cho Vài Ly Đê cảm nghĩ của anh em.
Anh em có thể tham khảo thêm các bài viết khác về:
Làng nghề truyền thống làm khô ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.